-->

Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

FDIC: Số lượng các ngân hàng Mỹ sụp đổ có thể lên mức kỷ lục trong quý 3/2010


FDIC: Số lượng các ngân hàng Mỹ sụp đổ có thể lên mức kỷ lục trong quý 3/2010

Làn sóng sụp đổ của các ngân hàng sẽ lên mức đỉnh cao vào quý 3/2010 và tình trạng các ngân hàng sụp đổ sẽ tồi tệ hơn nhiều so với năm 2009.


Bà Sheila Bair, chủ tịch Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi (FDIC), cho rằng làn sóng sụp đổ của các ngân hàng sẽ lên mức đỉnh cao vào quý 3/2010 và tình trạng các ngân hàng sụp đổ sẽ tồi tệ hơn so với năm 2009.


Phát ngôn viên của Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi (FDIC) cho rằng dự báo của tập đoàn vẫn không thay đổi so với tuyên bố trước đây của chủ tịch.

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng và bất động sản Mỹ cho rằng dự báo trên quá lạc quan và rằng việc các ngân hàng sụp đổ với số lượng lớn sẽ vẫn còn tiếp tục đến năm 2011.

Theo Real Capital Analytics, từ ngày 01/01/2008, tổng số 260 tỷ USD bất động sản rơi vào khả năng vỡ nợ, bị thu hồi hay phá sản. 80 tỷ USD bất động sản khác đã được giải quyết thông qua bán lại hay tái cơ cấu các khoản vay. Tính đến cuối tháng 6/2010, tổng giá trị các bất động sản có vấn đề là186 tỷ USD.

Real Capital Analytics còn dự báo số lượng các ngân hàng phá sản sẽ nhiều hơn bởi ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường bất động sản thương mại.

Tổ chức này dự báo chỉ khi số lượng việc làm cải thiện, các ngân hàng bán mạnh bất động sản ra thị trường, chấp nhận lỗ để khuyến khích đầu tư, thị trường bất động sản thương mại mới có thể hồi phục.

Bất động sản thương mại không phải lĩnh vực duy nhất đang chịu ảnh hưởng tiêu cực.

Ông Dick Bove, chủ tịch bộ phận nghiên cứu tại Rochdale Securities, cho rằng các vụ sụp đổ ngân hàng chưa lên đỉnh cao cho tới quý 2/2011. Quan điểm của ông dựa trên kết quả kinh doanh của các ngân hàng. Ông Bove chỉ ra nhiều ngân hàng cộng đồng không thể ứng phó với nhiều khoản thua lỗ hơn được nữa.

Ngọc Diệp
Theo Bloomberg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét